Địa Lý Dương Trạch

BÁT QUÁI và PHƯƠNG HƯỚNG:

La Bàn: Muốn biết chính xác phương hướng, Ngoài cách nhìn tính phương hướng của SAO trên trời, cách này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế. Cách đơn giản và thực dụng nhất hiện nay là cách sử dụng la bàn.

Trên mặt của la bàn, mủi tên luôn luôn chỉ về hướng Bắc. Cho dù ở vị trí nào, hướng bắc phải được xác định trước rồi lần lượt theo chiều kim đồng hồ để xác định hướng Đông, tiếp theo là hai hướng Nam và Tây.

Giữa Bắc và Đông là hướng Đông Bắc.

Giữa Đông và Nam là hướng Đông Nam.

Giữa Nam và Tây là hướng Tây Nam.

Giữa Tây và Bắc là hướng Tây Bắc.

Tám hướng theo La bàn ứng với 8 quẻ gọi là Bát quái:

Quẻ Càn: Ba vạch liền:    Hướng Tây Bắc ( Tuất-hợi)

Quẻ Khảm:  Vạch giữa liền:   Hướng chính Bắc ( Tý )

Quẻ Cấn:    Vạch trên liền:    Hướng Đông Bắc ( Sửu–Dần )

Quẻ Chấn:  Vạch dưới liền:   Hướng chính đông ( Mão )

Quẻ Tốn:  Vạch dưới đứt:    Hướng Đông Nam ( Thìn-Tỵ )

Quẻ Ly:  Vạch giữa liền:    Hướng chính Nam ( Ngọ )

Quẻ Khôn:  Ba vạch đứt:     Hướng Tây Nam ( Mùi-Thân )

Quẻ Đoài:  Vạch trên đứt:    Hướng chính Tây ( Dậu )

Cần phân biệt rỏ 2 loại bát quái: Bát quái Tiên Thiên và Bát quái Hậu Thiên.

Bát quái Tiên thiên hay gọi là Phục Hy Tiên thiên Bát quái đồ thứ tự theo tám quẻ:

1 Càn – 2 Đoài – 3 Ly – 4 Chấn – 5 Tốn – 6 Khảm – 7 Cấn – 8 Khôn

Bát quái Hậu thiên hay goị là Văn Vương Hậu Thiên Bát quái đồ. Thứ tự theo tám quẻ:

1 Càn – 2 Khảm – 3 Cấn – 4 Chấn – 5 Tốn – 6 Ly – 7 Khôn – 8 Đoài

Trong khoa địa lý phong thủy, Bát quái hậu thiên được sử dụng phù hợp với vạn vật đã sinh. Phương hướng thực tế, la bàn hoàn toàn phù hợp với cách bố trí các quẻ trong hậu thiên bát quái.

Một số ý nghĩa của các quẻ liên quan về phương hướng và người:

Quẻ Càn  ba vạch toàn dương, hành KIM, tượng trưng cho Cha, phương tây bắc tuất hợi.

Quẻ Khảm  vạch giữa liền, hành THỦY tượng trưng cho con trai giữa, phương chính bắc, Tý.

Quẻ Cấn  vạch trên liền, hành THỔ tượng trưng cho con trai út, phương đông bắc, sửu dần.

Quẻ Chấn  vạch dưới liền, hành MỘC tượng trưng cho con trai trưởng, phương chính đông, mão.

Quẻ Tốn  vạch dưới đứt, hành MỘC tượng trưng cho con gái trưởng, phương đông nam, thìn tỵ.

Quẻ Ly  vạch giữa đứt, hành HỎA tượng trưng cho con gái giữa, phương chính nam, ngọ.

Quẻ Khôn  ba vạch đều đứt, hành THỔ tượng trưng cho Mẹ, phương tây nam, mùi thân.

Quẻ Đoài vạch trên đứt, hành KIM tượng trưng cho con gái út, phương chính tây, dậu.

Lưu ý:

Phần căn bản về bát quái, cần học đi học lại nhiều lần mới nhớ được. Phần nầy không thuộc được thì sẽ gặp nhiều khó khăn ở các phần sau.

Một số kinh nghiệm tồn động từ đời này sang đời khác, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống hàng ngày:

  • Đất Cao / Thấp: Nhà ở trong một khu vực phía cao, phía thấp thì cần phân biệt các trường hợp:

. Phía đông cao, phía tây thấp là vị trí tốt lành, không cần phân biệt trước hay sau nhà. Gọi là có nhiều sinh khí.

. Phía tây cao, phía đông thấp là vị trí xấu, không tốt cho việc xây dựng nhà ở, kinh doanh. Gọi là đất không có sinh khí.

. Phía bắc cao, phía nam thấp là vị trí tốt lành cho việc xây nhà ở. Ngược lại,ø phía bắc thấp , phía nam cao là vị trí không tốt lành cho việc xây dựng nhà ở, kinh doanh.

Những hướng còn lại đều cần phần đất phía sau nhà phải cao hơn phía trước mới gọi là tốt lành.

  • Rộng / Hẹp:

Phía đằng sau nhà, đất đai rộng hơn phía trước là tốt lành. Phía sau đất đai hẹp hơn phía trước là tiền kiết hậu hung, xấu.

  • Lồi / Khuyết:

Hướng Bắc hay là hướng tý cần cao và hướng nam hay hướng ngọ cần thấp, nhưng cả hai hướng đều không được khuyết. Khuyết thì nhà cửa sẽ đơn cô.

Các hướng đông, tây dù cho bị khuyết cũng không sao. Chỉ cần phía đông cao hơn phía tây là đủ.

Tuy nhiên không gì tốt hơn một vị trí đất đai bằng phẳng, phía đằng sau có núi, phía đằng trước có sông. Sinh khí sẽ đầy tràn.

  • Trái / Phải:

Khi xây dựng nhà cửa, sau khi xem xét kỷ vị trí, đất đai cao thấp không đều thì nên chọn phía bên trái cần cao hơn phía bên phải. Vì bên trái là tay long, hành mộc thuộc Dương. Bên tay phải là tay hổ, hành kim thuộc Âm. Dương càng nhiều thì sinh khí càng lớn, phước lộc càng dồi dào. Tuy nhiên, trong phong thủy địa lý rất cẩn trọng sự hài hòa. Dương hay âm thái quá đều không tốt. Trong dương cần có âm, trong âm cần có dương là vậy

Đường Cái:

Những ngôi nhà sát cạnh sông hồ sẽ nhận trực tiếp KHÍ THỦY của sông hồ, nhưng những con đường dẫn đến nhà cũng ảnh hưởng đến ngôi nhà không ít. Kinh nghiệm cho thấy những ngôi nhà bị đường đâm thẳng vào thường bị nhiều bất ổn, không yên. Tuy nhiên, không phải người nào cũng bị ảnh hưởng mà tùy phương hướng nào cuả ngôi nhà bị đường đâm vào thì phương đó mới bị tổn thương.

Đường đâm vào phương Càn

Tây Bắc – Tuất Hợi thì người cha trong gia đình sẽ bị tổn hại.

Đường đâm vào phương Khảm

Bắc – Tý, thì tổn hại cho người con trai giữa.

Đường đâm vào phương Cấn

Đông Bắc – Sửu Dần, thì tổn hại cho người con trai út.

Đường đâm vào phương Chấn

Chính Đông – Mão thì tổn hại cho người con trai trưởng.

Đường đâm vào phương Tốn

Đông Nam- Thìn Tỵ thì tổn hại cho người con gái đầu.

Đường đâm vào phương Ly

Chính Nam – Ngọ thì tổn hại cho người con gái giữa.

Đường đâm vào phương Khôn

Tây Nam – Mùi Thân thì sẽ tổn hại cho người Mẹ.

Đường đâm vào phương Đoài

Chính Tây – Dậu thì sẽ tổn hại cho người con gái út.

 

Đường cần ôm vòng lấy ngôi nhà nhưng không được ôm quá siết, quá chặt. Phía Nam của ngôi nhà mà có đường là ngôi nhà đại lợi. Phía đông, bắc có đường thì không được tốt. Riêng tại hướng đông nam của nhà ở mà có ngã ba đường cái thì được sinh khí dồi dào, làm ăn thịnh vượng. Phía đông có sông có biển thì lại tốt hơn nữa.