Địa Lý Dương Trạch
PHẦN 2:
ÂM DƯƠNG
Âm dương là biểu hiện của tỉnh và động. Trời dương thì động, đất âm thì tỉnh. Âm dương tỉnh động, đầy vơi, lên xuống, sáng tối, lạnh nóng. . . . . . hai thể không tách rời được nhau. Con người là do khí âm dương sinh ra, do đó con người phải biết thuận theo âm dương: thuận thì sống, chống lại thì chết.
Thuật phong thủy căn bản từ Dịch Lý, cho rằng Âm Dương vốn để biễu hiện sáng và tối. Phía mặt trời là ánh Sáng (dương). Quay lưng lại phía mặt trời là bóng tối (âm). Mặt trời khởi từ Tý, lớn ở Mão và Vượng ở Ngọ. Tý làø giữa đêm, Ngọ là giữa trưa. Từ giờ ngọ, bóng tối bắt đầu xuất hiện, lớn ở Dậu và vượng ở Tý. Bởi thế, âm cực thì sinh dương, dương cực thì sinh âm hay dương sinh từ Tý, Âm sinh từ Ngọ là vậy.
Hình 1: Thái Cực
Biểu hiện Thái Cực
Hình 2: Lưỡng Nghi
Biểu hiện Âm Dương
Hình 3: Tứ Tượng
Biểu hiện trong âm có dương, trong dương có âm.
Hay Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Theo chiều thuận kim đồng hồ, Dương sinh ở bên trái, Âm sinh từ bên phải.
Nét liền (__) biểu thị cho Dương.
Nét đứt (_ _) biểu thị cho Âm.
Dương là đàn ông bên tay trái.
Âm là đàn bà bên tay phải.
Như vậy:
Thanh Long thuộc dương.
Bạch Hổ thuộc âm.
Âm Dương sáng tối sinh ra ngày đêm. Ngày đến đêm, đêm đến ngày sinh ra bốn mùa xuân hạ thu đông không bao giờ dứt. Âm Dương đầy khắp trong vũ trụ, luôn luôn tác động, ảnh hưởng hết mọi loài.
Hình và Khí:
Hoàng Công Tổ Sư dạy phép dương trạch trong Thiên tinh tâm pháp có nhắc : Một âm một dương gọi là đạo.Một động một tỉnh gọi là khí. Một đến một đi gọi là vận. như vậy người chỉ mới nhắc về khí chứ chưa nói về hình. Vì hình và khí thì hoàn toàn khác biệt. Khí âm thì tỉnh mà hình lại cương cường. Khí dương thì động mà hình lại nhu mì, không cương mãnh. Bởi thế các nhà Phong thủy đã căn cứ vào hình để luận về khí vì khí đã được thể hiện bởi hình.
Hãy nhìn vào dạng của Nước thì rõ biết. Khí âm càng nhiều thì nước càng vón cục, đặc cứng. Khí dương càng lớn thì nước lõng chảy nhu mì, uyển chuyển. Cho nên, càng về phía Bắc, âm khí càng nhiều núi càng cao càng cương mảnh. Càng dần về phía Nam, khí dương lấn át khí âm, cho nên đất đai bằng phẳng ít núi ít đồi. Trời dương thì có mây có gió, đất âm thì có núi có sông. Con người ỏ giữa trời và dất nên cũng phải có cửa có nhà. Dù to nhỏ khác nhau, hình dạng có khác nhau và ngay cả những người ngụ cùng chung một nhà cũng có thiện ác khác nhau. Con người phải biết những quy luật biến hóa của âm dương để thuận theo. Thuận thì yên, nghịch thì không yên, suy thoái.
Cao thì Khí Âm
Bằng phẳng thì Khí Dương
NGŨ HÀNH:
Trong vũ trụ, không gì ngoài năm thể là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là ngũ hành.
Kim là kim loại – màu trắng – hình tròn.
Mộc là cây cối – màu xanh – hình thẳng.
Thủy là nước lỏng – màu đen – hình uốn lượn.
Hỏa là lửa – màu đỏ – hình nhọn.
Thổ là đất đai – màu vàng – hình vuông.
Kim sinh thủy – Thủy sinh mộc – Mộc sing hỏa – Hỏa sinh thổ – Thổ sinh kim, gọi là vòng tương sinh.
Kim khắc mộc – Mộc khắc thổ – Thổ khắc thủy – Thủy khắc hỏa – Hỏa khắc kim, gọi là vòng tương khắc.
Ngũ hành quý ở sự hài hòa, tương hợp, vì vậy luật THAM SINH KỴ KHẮC luôn luôn được tận dụng trong khoa Dịch Lý nói chung, Địa lý nói riêng.
Ví dụ:
Kim đang khắc Mộc, nhưng nếu có Thủy xen vào thì Kim sẽ thích đi sinh Thủy, không còn đi khắc Mộc nữa. Đồng thời khi đó Thủy đủ lực để đi sinh Mộc. Mộc không còn bị Kim khắc.
Đặc biệt, trường hợp hai khí cùng một hành mà gặp nhau thì gọi là ngũ hành tương ngộ.
Ví dụ:
Phương nam mà có hỏa hình. Hay hỏa gặp hỏa lắm điều kiện tụng.
Phương bắc mà có thủy hình. Hay thủy gặp thủy thì tính sẽ dâm.
Phương mộc mà có mộc hình. Hay mộc gặp mộc thì phú quý,yên lành.
Phương kim mà gặp kim hình. Hay kim gặp kim thì giàu sang.
Phương thổ mà gặp thổ hình. Hay thổ gặp thổ thì tính sẽ ngu.
Ngũ hành tương ngộ thường gặp trong đia lý dương trạch, cho nên cần phải lưu ý rất nhiều.
Vòng tương sinh.
Vòng tương khắc.
Thuật phong thủy cho rằng Ngũ hành là Cương Lĩnh của âm dương, là quyền năng của tạo hóa.
Tất cả đều phải dựa vào ngũ hành mới có thể biện phương lập hướng.
Như vậy, ngay sau khi chọn được địa điểm xây dựng nhà, điều trước tiên phải nhận định cho đúng khu vực thuộc hành gì bằng cách xem xét núi non, cảnh vật chung quanh ïđể sao cho được ngũ hành tương sinh. Ví dụ: Núi hành kim, kim sẽ đi sinh thủy. Kiểu nhà hành thủy sẽ được đại lợi.
Ví dụ:
Núi hành mộc, mộc sẽ sinh hỏa. Kiểu nhà hành hỏa sẽ đuoc đại lợi.
Theo quan niệm của đông phương, Người thì có tóc, nhà thì có nóc. Căn cứ vào hình dạng của nóc hay mái nhà dể định ngũ hành.
Ví dụ:
Nhà hành thủy: Mái nhà hình uốn lượn lên xuống
Nhà hành hỏa: Mái nhà hình nhọn
Nhà hành kim: Mái nhà hình tròn
Nhà hành thổ: Mái nhà hình vuông
Nhà hành mộc: Mái nhà hình chữ nhật
Cần lưu ý: Lớn đi sinh nhỏ thì thuận. Nhỏ đi sinh lớn là bị tiết khí, không thuận.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.