ĐỈNH CAO CỦA PHONG THỦY LÀ LÀM THIÊN LỆCH CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG CÓ KIỂM SOÁT
Vạn vật bắt nguồn từ KHÍ. Và Âm Dương là hai trạng thái của KHÍ. Vậy nghiên cứu về học thuyết âm – dương chính là sự nghiên cứu về Khí. Học thuyết âm – dương là một học thuyết bao trùm và thống nhất.
Bất kỳ vật thể, hiện tượng nào cũng đều phân định được âm-dương. Trong bất kỳ vật thể, sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại cả âm – dương. Vì thế, quy luật âm dương là quy luật chi phối tất cả sự tương tác vận động trong vũ trụ. Tìm hiểu quy luật âm – dương sẽ biết xu thế biến đổi, tương tác của sự vật, hiện tượng, từ đó hiểu được sự tiêu trưởng của vạn vật.
Trong Phong Thủy, hiện nay nhiều người hoặc các sách vở đều cho rằng mọi thứ đều cần cân bằng âm dương mới phát triển. Nhưng điều đó có đúng không?
Mình lấy ví dụ về sự cân bằng và mất cân bằng âm dương trong đời sống để mọi người thấy được nhận định trên:
– Một người có suy nghĩ an toàn, không chí tiến thủ (dương) họ sẽ tìm và làm một công việc cố định, an toàn, có một khoản lương đều đặn hàng tháng (âm). Khi đó cuộc sống của họ rất cân bằng, họ cảm thấy thỏa mãn với những gì họ đang có. Lúc này âm dương coi như cân bằng. Nhưng mà với những người có quan điểm như vậy thì mãi cũng chỉ đứng yên trong một xã hội đang ngày càng phát triển. Mà xã hội này là xã hội mà ngày càng cạnh tranh nhau để phát triển, hay nói đúng hơn là một quần thể có chọn lọc. kẻ nào mạnh thì kẻ ấy sẽ vươn lên.
– Nhưng một người có tham vọng, hoài bão thì khác. Họ luôn có hoài bão, tham vọng, chí tiến thủ cao (dương). Không chấp nhận mức lương cố định, công việc nhàn hạ, nền tảng sẵn có (âm). Ngày càng phấn đấu, bất chấp để có mức thu nhập lớn hơn, sự nghiệp sáng hơn thì sẽ phát triển và kết quả là họ sẽ có một chỗ đứng nhất định trong xã hội.
Ví dụ trên là để cho các bạn thấy rằng âm dương cân bằng thì sẽ không phát triển được. Vạn vật cân bằng thì sẽ đứng yên, có mâu thuẫn mới có sự phát triển.
“Vạn vật nhất thể đồng quy” – bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có liên quan đến nhau. Trong Phong Thủy cũng vậy tùy vào mục đích mà làm mất cân bằng âm dương nhưng phải kiểm soát được. Ví dụ:
– Biệt thự đại gia Trầm Bê có diện tích rất khiêm tốn so với khu đất đó – 30ha. Lúc này dương quá vượng – minh đường quá lớn, dương sát âm tiêu thì chủ nhà kiểu gì cũng rơi vào lao lý. Dương vượng quá thì mặt tốt là cơ hội nhiều, tiền bạc, quan hệ xã hội lớn nhưng mặt xấu là chủ nhà vì thế mà sinh ra tiêu cực.
– Hoặc ví dụ chợ và trung tâm thương mại có tính chất đều là nơi buôn bán nhưng bản chất lại khác nhau. Chợ nhất thiết cần chọn địa hình nơi quần tụ, rộng rãi, địa hình bằng phẳng hoặc hơi thấp trũng. Thiết kế không cần sang trọng cao cấp nhưng cần nhẹ nhàng, thuận tiện ra vào để dễ nạp khí, thoát khí. Trung tâm thương mại là nơi có chức năng làm công sở, buôn bán hàng hóa dịch vụ có phần cao cấp hơn chợ. Đối tượng khách hàng tuy không chọn lọc quá kỹ nhưng cũng không dành cho sự tạp nham. Dương khí cần vượng nhưng phải thanh ⇒ địa hình cần chọn nơi quần tụ, rộng rãi, cao ráo. Thiết kế sang trọng, thuận tiện, thông thoáng nhưng không nhất thiết phải nhiều cửa. Bằng chứng rõ nhất là chợ Hàng Da ở phố cổ Hà Nội, giờ rất ế ẩm, bỏ trống nhiều. Làm chợ hay trung tâm thương mại cũng không được do hệ thống cửa và cách tổ chức không gian bên trong bất hợp lý ⇒ Khí thanh nhưng bế, không vượng.
Vậy nên cân bằng âm bằng âm dương sẽ không bao giờ phát triển mà phải tạo ra sự mất cân bằng nhất định. Nhưng sự mất cân bằng đó phải nằm trong sự kiểm soát nếu không sẽ đổ vỡ.
Phan Lưu Phong Thủy