Món ăn Cao Lầu Hội An – đặc trưng ẩm thực Phố cổ – Du lịch – Món Ăn

Tham khảo thêm bài viết về Hội An:

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An

Lịch sử hình thành

Theo ghi nhận, món ăn Cao Lầu Hội An có từ thế kỷ 17. Khi mà theo chính sách mở cửa của triều đình nhà Nguyễn, các thương nhân người Hoa và người Nhật đến và buôn bán trao đổi hàng hóa tấp nập tại Hội An. Món Cao Lầu là nét ẩm thực pha trộn không riêng của quốc gia nào. Khi đó món này chỉ được bán trên những nhà lầu cao, nơi có treo những chiếc đèn lồng nên dần được gọi là món Cao Lầu.

Món ăn Cao Lầu Hội An không phải phở, chẳng phải bún, cũng không hẳn là mì, được chế biến công phu theo đặc trưng hoàn toàn riêng.

Cách chế biến

Món Cao Lầu ngon thì sợi phải mì vàng, giòn dai, dẻo khô. Để được như vậy thì phải sử dụng loại tro củi tràm từ mảnh đất Cù Lao Chàm để ngâm gạo. Nước xay gạo cũng phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng cổ có từ lâu đời ở phường Minh An, Hội An, nổi tiếng với làn nước trong, mát lạnh, không phèn. Sợi cao lầu có thể được nhuộm vàng, hoặc có màu vàng tự nhiên từ gạo lứt.

Sợi Mì món Cao Lầu

Sợi Mì món Cao Lầu

Món ăn Cao Lầu Hội An không có nước lèo, chỉ có 1 ít nước xíu (nước sốt xá xíu) cùng thịt xíu, tóp mỡ. Thịt làm xá xíu là thịt đùi heo nạc, tẩm ướp gia vị và ngũ vị hương kĩ càng. Tóp mỡ khi xưa được làm từ da heo chiên giòn nhưng ngày nay, nhiều tiệm ăn đã thay bằng bột làm sợi cao lầu (để tốt cho sức khỏe hơn chăng ?).

Xá Xíu món Cao Lầu

Xá Xíu món Cao Lầu – Món ăn Cao Lầu Hội An

Ngoài một chút da heo, cao lầu khô chiên giòn còn có đậu phộng rang giã nhỏ, rau sống Trà Quế, ớt… Nước xá xíu Cao Lầu Hội An có nét đặc trưng riêng của bản địa. Khách hàng có thể thêm vào một chút nước mắm cho món ăn đậm đà hợp khẩu vị hơn.

Món ăn Cao Lầu Hội An

Món ăn Cao Lầu Hội An

Với cách chế biến này thì thực khách có thể tự làm tại nhà, nhưng hương vị khó có thể được những đặc trưng của tro củi tràm ở Cù Lao Chàm, nước giếng Bá Lễ và rau sống Trà Quế,…

Tham khảo Tour tham quan tại Vietravel